Saturday 21 March 2009

Trach Than (Phuong ngu Binh Phu)


Hinh 1 Hinh 2






Kể từ ngày rời xa quê hương sống đời lưu xứ, rồi được định cư ở quê hương thứ hai, nỗi ao ước được gặp lại bà con cùng quê trong một môi trường gặp gỡ đồng hương nơi mình đang định cư như cứ đăng đẳng đeo tôi suốt bao năm ròng, nhất là vào những dịp họp mặt, những đêm văn nghệ thính phòng hay những cuộc họp thân hữu với những “bà con xa” không cùng nơi chôn nhau cắt rốn. Lẽ dĩ nhiên, nỗi ước ao ấy càng cứ như muốn nhân lên trong những dịp như vừa nói. Điều mong ước trên trông thì thật bình thường đối với những người tỵ nạn CSVN đang sống trên đất nước Hoa Kỳ rộng thênh thang, nhưng quả là một chuyện không thể đối với những người tỵ nạn CSVN đang lưu trú nơi trời Âu mù mịt, cam phận, cũ kỹ và chật hẹp… điển hình như nước Đức, nơi tôi đang sinh sống, ấy là chưa kể những xứ thuộc vùng lạnh giá Bắc Âu cô đơn trong gió tuyết. Sở dĩ tôi khẳng định được điều này là vì nếu đem gom tất tần tật người dân xứ Nẫu nơi tôi đang lưu trú thì tôi chắc là đếm được không là bao.Nói đến chữ “Nẫu” thường thì thiên hạ hay đem nó ra đùa hay ghẹo để mua vui một cách vô thưởng vô phạt hơn là nghiêm túc đề cập đến một loại thổ âm miền Trung nghe là lạ đến quê mùa so với những thổ âm khác trong cộng đồng dân tộc Việt.Có nhiều người cứ thắc mắc chữ “Nẫu” có nghĩa là gì? Và từ Nẫu có mang ý nghĩa miệt thị hay không?Xin trả lời, ý nghĩa có miệt thị hay không là tùy cách nhận thức và trình độ của mỗi người, nó chẳng những được đánh giá ở tha nhân mà còn chính ngay cách cảm nhận ở người dân Nẫu. Thật ra tiếng Nẫu là tiếng địa phương của vùng Bình Định và Phú Yên có nghĩa là Họ, hay người ta, nó nằm ở vị trí ngôi thứ ba vừa số ít mà cũng vừa số nhiều. Ví dụ thay vì hỏi “Hôm nay người ta đi đâu mà nhiều vậy?” thì người dân Bình Định và Phú Yên hỏi là “Hôm nay nẫu đi đâu mà nhiều dậy?” hay “Cái nhà này là của họ” thì dân Nẫu sẻ nói là “Cái nhà nhà này là của nẫu”. Chính vì vậy mà khi hòa cùng tất cả tiếng nói của mọi miền đất nước thì tiếng nẫu sẽ không lạc vào đâu được, thậm chí còn dùng những từ hoàn toàn khác với những từ thông dụng, ví dụ thay vì nói “Vào tận trong đó” thì nói là “Dô tuốt trỏng” hay hỏi “vậy hả?” thì hỏi là “dẫy na?” v.v... Mất chồng như nẫu mất trâu ý nói mất chồng như người ta mất trâu. Hay Thương chi cho uổng công trình Nẫu dề xứ nẫu bỏ mình bơ vơ ý nói thương làm chi cho uổng công; người ta sẽ về xứ của họ và bỏ lại mình bơ vơ. Còn đánh giá dân xứ Nẫu như thế nào thi mời bạn đọc xem những mẩu đối thọai dưới đây.‒
Hiện giờ em sống trong một khu toàn là dân “nẫu”, họ rất giàu có nhưng mà vô cùng tiết kiệm, thấy mà phát oải luôn; các học trò của em thì xuất xứ đủ mọi miền bắc trung nam, nhưng em thấy học trò xứ nẫu thông minh vượt trội, nhưng có điều tính cách hơi cực đoan và khó gần gũi. Không biết gái “nẫu” có dể thương không hử các bác?‒ Rất dễ thương nhưng thường nóng tánh và đá song phi rất giỏi nhưng biết chiều chồng và lo cho gia đình đồng thời sức chịu đựng rất cao.‒
Tôi lang thang Quy Nhơn, Tuy Phước rồi vào Sông Cầu, Tuy Hòa... một thời gian nên cũng có nhiều kỷ niệm với vùng đất này. Con gái “nẫu” thường khép kín và khá nghiêm trọng. Họ quan hệ với ai thì rõ ràng, rành mạch (khá khuôn phép và phong kiến). Khi đã “thương” rồi thì họ cực kỳ bền nhưng để cho họ “ghét” rồi thì coi như là xong. ‒ Dân “nẫu” có cái ít khách sáo như dân ở phía ngoài nhưng cũng không bộc trực, gan ruột để ra ngoài như dân miền Nam (chính cống). Dân vùng “nẫu” có điểm rất đặc biệt là họ rất sợ bị “nói”. Làm cái gì cũng sợ hàng xóm, láng giềng, xã hội dòm ngó. Nói chung họ bị những khuôn phép cũ kỹ ràng buộc và tai miệng thiên hạ chi phối khá nặng nề.‒ Dân Nẫu nói chung là dân đặc biệt rạch ròi trong cuộc chiến VN. Theo và chống cả hai phía CH và CS rất cực đoan. Có những người bỏ cả gia đình để đi theo VC và có những người bỏ cả gia đình để chống VC.
‒ Giai thoại đàn bà con gái Bình Định “đi quyền, đánh roi” xuất hiện trên sách báo chỉ là phóng đại. Không phải đàn bà con gái Bình Định ai cũng... “có nghề” cả đâu.”Có một nhạc phẩm hát theo thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian chỉ ở dân Phú Yên, dân Bình Định hay nói cách khác là dân Nẫu mới có được. Chính nghệ sĩ hài nỗi tiếng Hoài Linh đã đưa lên sân khấu hài qua giọng bi ai đặc xệt chất Nẫu với nhiều ý vị mang tính văn hóa phi vật thể trù phú dân gian.Vâng, chính dân Phú Yên được người ta mệnh danh là dân xứ “Nẫu”, đó là tiếng nói đặc trưng của quê tôi mà nhạc phẩm Trách Thân một thể loại dân ca Phú Yên Bình Định sau đây được hát theo điệu Chòi, diễn tả cái phong cách riêng của người dân xứ Nẫu hiền hòa chấc phát mà cũng nhiều tình cảm.
Trách ThânThân nè, trách thân nè. Thân sao chớ lận đận nè, mình nè, trách mình nè, số phận chớ sao hẩm hiu.Chớ bởi thân tui, tui cực khổ, tui eo nghèo nên vợ tui nó mấi (mới) không ở nữa mà nó theo chứ Nẫu rầu (rồi)Em ơi chớ bi (bây) giờ mà em ở kìa nâi (nơi) đâu? Chớ để cho Qua (anh) nè Qua (Anh) trông đứng nữa trông ngầu (ngồi) rầu (rồi) canh phia (khuya).Chớ hầu (hồi) nào qua Phú Lỡ (Phú Lễ) eng (ăn) ẩu (ổi) chua, chớ xuống Đại Lãnh, uống nước ngót (ngọt), chớ qua Hòn Dùa (Hòn Dừa), eng (ăn) mực neng (nang). Chớ bây giờ em không ngó nữa em không ngàng đến chồng nghèo nó cực khổ mà gian nan nó cơ hàn...Hầu (hồi) nào chớ em thất nghiêp, em đi làng (lang) thang chớ anh thấy em nữa tậu (tội) nghiệp anh di mang anh nuôi rày.Chớ hầu (hồi) nào em bán nước đá rầu (rồi) anh đi may hai đứa mình nè, chung sống chứ không biết ngày rầu (rồi) mai sau.Chớ hầu (hồi) nào em bắt ốc rầu (rồi) anh hái rau. ư bây giờ, em đở (để) lại mấu (mối) sầu này cho Qua...Hầu (hồi) nào trái chuối chín... cũng kấng (cắn) làm ba, chớ trái cam tươi cũng kấng (cắn)... Làm bốn, nửa trái cà cũng kấng (cắn) làm nămChớ bây giờ em lấy Nẫu chớ em ân (ăn) nằm, em bỏ Qua chớ Qua hiu quạnh,vấi (với) năm canh Qua một mình...Anh bây giờ, khoé mắt sầu cứ rùng (rung) rinh có giọt lợ (lệ) sầu, giọt lợ (lệ) tham (thảm) như nước trong bình nó tuôn raAnh bây giờ, như con Cuốc nó kêu tù qua chớ nó lẻ đâu (đôi), nó lẻ bạn, í quớ chú cha ơi.... là buồn!
Cũng vậy, bài thơ “Nghĩa Tình” dưới đây cũng là một điển hình nói lên được khía cạnh tình cảm của người dân xứ Nẫu quê tôi
Nghĩa TìnhTôi cứ (cưới) bà từ thở (thuở) mừ (mườ)i lămVợ chồng hủ hỉ ăn nằm với nhauNhớ hầu nào bà ốm bà đauTôi lo thang thuốc cho bà mau chóng lànhBây giờ bà béo nước bà ngọt canhBà quên đi cái nghĩa ba sinh thuở nàoTôi nói ra chẳng phải tính công lao Tôi nuôi bà mập ú cặp nhủ bà tròn inh Bây giờ bà giờ bạc nghĩa bạc tìnhĐể tôi ngậm đắng cũng chịu đành vậy thôiGia tài chẳng có là baoChỉ có cái cối giả gạo của tôi với bàMai này lỡ có ra tòaBà rinh cái cối tôi na cái chàyĐêm về ngẫm nghĩ gác tayCái cối bà lạnh lẽo mới sang mượn cái chày của tôi

Thật là một bất ngờ đến với tôi, từ Châu Âu lạnh lẽo, đắt đỏ và chật hẹp vừa chân ướt chân ráo đến San Jose, Hoa Kỳ, đất nước của năng động, mới mẻ, bao la và nhiều cơ hội cho mọi khả năng. “Con tàu” còn lắc lư vì giờ giấc lộn xộn thì một ông anh đồng hương dễ mến gọi điện thoại rủ tôi đến tham dự Ngày Họp Mặt của cựu học sinh xứ nẫu (Tuy Hòa Phú Yên) Bắc Cali. Tuy còn mệt nhưng tôi nhận lời mà không chút tính toán. Nơi tổ chức là Hội Trường Liên Đoàn Ra Khơi Hướng Đạo Việt Nam ở địa chỉ số 420 Tully Road, San Jose, CA 95111. Tôi loay hoay hoài mới tìm được điểm đến và lẽ dĩ nhiên là có bị trể nhưng chắc các anh chị trong ban tổ chức cũng thông cảm cho người con “xứ nẫu” cô đơn lưu lạc mãi tận đẩu tận đâu bên trời Âu quê mùa xa xôi nên chi mọi sự nhanh nhạy cũng không thể nào sánh được với đồng hương ở Hoa Kỳ.Buổi họp mặt tuy không đầy đủ 100% cựu học sinh xứ Nẫu ở San Jose nhưng cũng vừa đủ cho một không khí gặp gỡ thân tình mà hầu hết các cựu học sinh đến với nhau trên tinh thần đồng môn, anh chị em bằng hữu tìm về. Trong buổi họp mặt còn có hai vị giáo sư, thầy Đằng và thầy Thiều cùng 2 cô tuy tuổi đã quá thất tuần nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Chúng tôi, hai thầy và “lũ học trò” trong không khí ấm cúng, trong tình đồng hương đầm thắm đã ôn lại biết bao chuyện buồn vui của ngày xưa thân ái, của thuở xa êm đềm có tình thầy trò quý mến có tình anh em thiết thân, có “.... Anh còn nợ em, chim về núi Nhạn… .trời mờ mưa đêm…..Trời mờ mưa đêm..” mà bây giờ chỉ còn là vang bóng.Sau đó là chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn với những giọng ca tiếng hát tuy không là chuyên nghiệp nhưng đã chứng tỏ được những giọng ca tài tử xứ nẫu luôn có chỗ đứng vững vàn trong vòm trời văn nghệ quê hương. Phần văn nghệ đa dạng này đã tạo cho buổi họp mặt thêm phần phong phú và hấp dẩn.Cũng nhờ có buổi họp mặt này mà tôi đã có cơ hội được gặp lại biết bao khuôn mặt thân quen của thế hệ đàn anh, đàn chị xứ nẫu mà bấy lâu nay tưởng như sẽ không bao giờ có cơ hội để mà gặp lại, thậm chí hầu hết những khuôn mặt có thể nói là từ lâu đã chìm vào quên lãng. Nói chung, buổi họp mặt thân tình đã chuyền ấm cho nhau, đã cùng chia sẻ cho nhau niềm vui gặp mặt để như thấy mình sống lại cái tuổi mười lăm mười sáu của thuở sân trường xa lơ xa lắc ở một thành phố nhỏ bé hiền hòa miền Trung.Lẽ loi như ngọn Núi Sầm,Lặng yên như mặt nước Đầm Ô LoanXin chép ra đây bài thơ, sáng tác trong hoàn cảnh cô đơn đón Tết quê hương nơi xứ người, để tặng bà con xứ Nẫu mình, những người đang sống đời lưu xứ đâu đó trên những vùng đất không phải là quê hương.

Nhớ Tết Quê Hương
SôngLô

Xuân năm này em ăn Tết ở đâu?
Có về quê hương hai mươi mốt nhịp cầu
Thăm lại Tuy Hàa miền Trung xứ nẫu
Thăm hòn Tháp Nhạn mưa nắng dãi dầu
Từ dạo theo chồng lạc về sông Cửu
Em có bao giờ nhớ tới Sông Ba
Chứ ở nơi anh chốn ngàn dặm rủi
Núi biển điệp trùng vẫn nhớ quê xa
Nhớ núi Cháp chài những ngày tháng chạp
Mây thấp giăng lưng kín mít đỉnh trời
Mưa gió tơi bời sớm chiều lạnh ngắt
Cơm muối mè bốc khói thở ra hơi
Nhớ chùa Khánh Sơn tết về tập nập
Nẫu ra nẫu vào lễ Phật dâng hương
Nhớ hẹn Cây Si chờ hoài mới gặp
Đạp xe về trách nẫu thấy mà thương
Nhớ rừng dừa xanh um tùm bóng lá
Môi mắt Sông Cầu vừng trán Tuy An
Biển sóng mênh mông đất trời mở ngõ
Mộng hải hồ bổng chốc cũng tiêu tan
Anh nhớ Củng Sơn như nhớ Đồng Xuân
Nhớ Đập Đồng Cam dẫn nước vô đồng
Nhớ mía Đồng Bò xiết hoài ngọt miệng
Nhớ Hiếu Xương mùa chín lúa ngập đồng
Hơi thở Phú Yên anh vẫn thở trong tim
Giọng nẫu quê hương chấc phát êm đềm
Đất cũ trời xưa lòng anh thương quá
Thương Cù Mông thương Đèo Cả mông mênh
Hẹn Nẫu một ngày về quê ăn tết
Bên bến thôn làng trong nước sông Ba
Dưới lũy tre xanh phủi đời thấm mệt
Rửa bước chân trần sạch bụi đường xa

© DCVOnline






Bi Chu:

Hinh 1:“Ai về Bình Định mà coi / Đàn bà con gái múa roi, đi quyền”- Ngày/Đêm thi hoa hậu tại Bình ĐịnhNguồn: vnmedia.vn

Hinh 2:Gành đá đĩa huyện Tuy An, Phú YênNguồn: Ảnh của Nguyễn Trọng